Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 11/11, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng dạy và học theo văn mẫu ảnh hưởng đến tính chủ động, sáng tạo, tình cảm chân thành của học sinh.
Vì sao bạn có đủ khả năng để cảm thụ tác phẩm?
Ai cũng có nguồn cội để thương nhớ và tự hào, ta gọi đó là quê hương. Nếu nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường có Huế thì mỗi người trẻ cũng có gốc gác của riêng mình. Dù là nơi đô thị phồn hoa, vùng quê hiền hòa hay miền cát trắng, đó vẫn là những mảnh đất mà ta đã sinh sống, lớn lên rồi lựa chọn gắn bó dài lâu. Tương lai được viết từ quá khứ, cái cây biết lớn vì có gốc rễ cắm sâu vào đất. Con người cũng không ngoại lệ.
Bên cạnh đó, dòng sông Hương cũng chính là hiện thân một cuộc đời đáng sống – niềm khao khát chung của chúng ta. Bắt nguồn từ những hang đá, góp nhặt từng dòng chảy nhỏ, con sông mạnh mẽ đi qua bao địa hình hiểm trở và tích tụ dần những hạt phù sa. Con người cũng vậy, ta dành tuổi trẻ để học hỏi, tích lũy tri thức và trải nghiệm. Chúng ta can đảm để dấn thân và có những bài học giá trị cho mình.
Sông Hương về với Huế, một dòng chảy yên bình, tĩnh lặng và vun đắp nên những vùng đất màu mỡ. Con người đến độ trưởng thành cũng cần có tài năng và vốn sống để đóng góp cho đời. Con sông an yên như người lớn bao dung và điềm đạm. Từng nghe, sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu. Ở một độ tuổi nào đó, ta cũng sẽ biết khiêm nhường và trở nên an tĩnh như sông Hương trong lòng Huế.
Trước khi về với biển khơi, Hương Giang đã dành cả cuộc đời cho con người và xứ sở. Đó cũng là ước nguyện của người trẻ hôm nay, sống hết mình và cống hiến trọn vẹn không hối tiếc.
Mời bạn cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh bình của dòng sông ấy qua video sau
Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường
Ông được sinh ra tại thành phố Huế và sống ở đây từ nhỏ cho tới khi học hết Trung học. Cả thời thơ ấu và tuổi niên thiếu của tác giả để gắn liền với xứ Huế thơ mộng và con sông Hương êm đềm.
Sau khi tốt nghiệp Đại học tại Sài Gòn, ông quay về Huế tiếp tục dành 4 năm nữa để học tiếp. Sông Hương lại trở thành một phần thanh xuân của tác giả. Chiến dịch Mùa xuân năm 1975 thành công rực rỡ, đất nước bước sang một trang mới. Lúc này, tác giả sống tại Huế và tham gia tích cực vào phong trào văn nghệ trên chính quê hương mình.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và bìa tác phẩm (Ảnh: Internet)
Khái quát về cấu trúc bài bút ký
Bố cục bài bút ký gồm 3 đoạn, sắp xếp tuần tự và đi qua những vẻ đẹp của con sông dưới nhiều góc độ. Nói về một cô gái, ta thường chú ý tới ba vẻ đẹp: ngoại hình, nội tâm và tài năng. Sông Hương hiện lên sau những trang văn cũng vẹn nguyên cùng ba vẻ đẹp tương tự: thiên nhiên, lịch sử và văn hóa.
Bố cục tác phẩm tương ứng với 3 vẻ đẹp của con sông
Hướng dẫn phân tích, cảm thụ tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Tài liệu tham khảo cho video
SGK Ngữ văn 12, tập 1
Sách Lý luận Văn học (NXB Đại học Sư phạm)
Sách Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (NXB Đại học Sư phạm)
Học sinh đọc và xem thêm tài liệu tại đây
Tổng hợp các địa điểm du lịch Huế đẹp, nổi tiếng nhất
Thành phố Huế yêu thương tại thời điểm 46 năm sau Giải phóng (Ảnh: Báo Tri Ân trian.vn)
Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại trong các phần tiếp theo.
Triệu Nguyễn Huyền Trang
——————————————————————————————
Lời nhắn gửi: Cảm ơn bạn đã đọc bài. Nếu thấy nội dung hữu ích, bạn có thể chia sẻ đến nhiều người hơn nữa. Trong trường hợp cần trao đổi và chỉnh sửa, bạn hãy bình luận vài dòng vào khoảng trống dưới đây. Luôn mong chờ phản hồi từ bạn!
Bạn có thể dành thêm 3 giây để chia sẻ bài viết này.
Ui em vừa đi Huế về nên bây giờ đọc bài này lại nhớ Huế rồi :(( Huế đẹp lắm, sông Hương cũng đẹp lắm đấy chị ơi ❤️❤️❤️