“Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh tới tinh thần học thật, thi thật. Quá trình dạy học cũng cần quan tâm tới thực tiễn, trải nghiệm; chú ý đến việc tự học; chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, nhân cách, củng cố dạy tiếng Việt và phát triển toàn diện cho học sinh. Riêng với môn Ngữ văn, cần chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò.”
Vì sao bạn có đủ khả năng cảm thụ tác phẩm?
Ký ức và nỗi nhớ là mảnh ghép cảm xúc không thể thiếu trong cuộc sống của thanh niên, ngay cả khi ta không phải một người lính Tây Tiến. Trên thực tế, học sinh chúng ta cũng có những thời điểm gian khổ, từ đó hình thành nên nỗi nhớ khôn nguôi. Đó là những tháng ngày mài quần trên lớp học rồi lại tất bật chạy qua trung tâm luyện thi. Ta cặm cụi làm từng tập đề, giải từng bài toán, ôn cả mớ lý thuyết đến 1-2 giờ sáng. Tinh thần và ý chí của học sinh cuối cấp, tất cả chỉ gói gọn trong mấy chữ: “nỗ lực vì những mục tiêu và khao khát của bản thân”. Nếu chúng ta không ưu tú, ta lấy gì để cống hiến và đóng góp cho gia đình và xã hội?
Bên cạnh sự vất vả, học trò vẫn có những phút giây ấm áp với thầy cô, bạn bè. Ta tham gia các Câu lạc bộ, cùng sinh hoạt văn hóa-văn nghệ với các anh chị em trong trường, chụp với nhau một vài tấm ảnh làm kỷ niệm. Mai xa rồi, ghế đá, hàng cây sẽ lùi dần vào dĩ vãng. Tuy vậy, bài học của thầy cô và những trải nghiệm đầy nhiệt huyết sẽ in mãi trong tim. Cũng giống như cách mà nhà thơ Quang Dũng nhớ về binh đoàn Tây Tiến và bao ký ức thuở kháng chiến hào hùng.
Nếu người lính trong Tây Tiến quyết chí “một đi không trở lại” vì hòa bình và độc lập, ngày nay, thanh niên Việt Nam vẫn ngày đêm học tập, lao động và không ngại đóng góp cho cộng đồng. Đó là những tình nguyện viên hăng hái tham gia chống dịch, mặc cho vất vả lẫn hiểm nguy. Đó cũng có thể là bạn, là mình, những người đang cố gắng phát triển bản thân và chia sẻ khó khăn, hỗ trợ lẫn nhau để cùng tiến bộ.
Không cần đợi chiến tranh, thanh viên thời nào cũng có trong mình ý chí kiên cường và tinh thần sẵn sàng cống hiến của người lính Tây Tiến. Đó là lý do các bạn cảm thụ được bài thơ này.
Quá trình phân tích và cảm thụ Văn học
Chúng ta phân tích một bài thơ trên hai bình diện: nội dung và nghệ thuật. Từ đó, ta thấy được giá trị của tác phẩm và tài năng của tác giả, cảm nhận được những lớp ý nghĩa được cất giấu phía sau. Sau đây là một vài gợi ý để các bạn hiểu hơn về bố cục “Tây Tiến”.
Bối cảnh sáng tác
Vì sao cần biết về bối cảnh?
Văn là đời, vì vậy mỗi trang văn, mỗi dòng thơ đều được viết nên từ chính những trải nghiệm của tác giả. Việc hiểu về hoàn cảnh sáng tác giúp các bạn hình dung rõ hơn những chuyện đã xảy ra và ý nghĩa của tác phẩm trong dòng chảy lịch sử Văn học nước nhà.
Tây Tiến ra đời trong giai đoạn nào?
Tây Tiến được viết vào giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Năm 1945, nước Việt Nam ra đời bằng bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chưa đầy một năm sau, Pháp tiếp tục đem quân xâm lược. Bác Hồ soạn thảo “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” và toàn dân một lòng đứng lên vì mục tiêu bảo vệ độc lập cho Tổ quốc.
Binh đoàn Tây Tiến (Ảnh: Báo Người lao động)
Địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến được bôi đỏ cùng các địa điểm được đánh dấu X
Thời gian sáng tác
Nhà thơ Quang Dũng rời khỏi binh đoàn Tây Tiến vào cuối năm 1948. Cuối năm này, ông nhớ về kỷ niệm oanh liệt một thời với những người đồng đội cũ. Tại Phù Lưu Chanh, ông viết ra tác phẩm “Nhớ Tây Tiến”, sau này đổi tên thành “Tây Tiến”.
Tác giả Quang Dũng
Quang Dũng ( sinh 11 tháng 10 năm 1921 – mất 13 tháng 10 năm 1988). Ông thuộc thế hệ các nhà thơ miền Bắc trưởng thành và nổi danh sau Cách mạng tháng Tám.
Nhà thơ Quang Dũng (Ảnh: Hanoi TV)
Khái quát về cấu trúc bài thơ
Bố cục bài thơ gồm 4 đoạn, sắp xếp tuần tự theo cả hai chiều thời gian và không gian.
Minh họa bố cục bài thơ
Bài thơ đi theo dòng hồi tưởng của tác giả Quang Dũng, cũng giống như bất cứ ai khi ôn lại kỷ niệm một thời. Chẳng hạn khi những học sinh cuối cấp ra trường, ta sẽ nhớ đến những khung cảnh thân thương, con đường đến lớp, những hàng quán “ruột” để gặp gỡ bạn bè lúc tan ca. Sau đó, ta nhớ về các hoạt động ngoại khóa, vui chơi tại trường cũ. Tiếp đến là chính bản thân ta với những trải nghiệm học hành vất vả. Và cuối cùng, là tinh thần, ý chí của mỗi người. Đó là ngọn hải đăng chiếu sáng cho toàn bộ hành trình mà ta đã có.
Hướng dẫn phân tích, cảm thụ bài thơ Tây Tiến
Tài liệu tham khảo
SGK Ngữ văn 12, tập 1
Sách Lý luận Văn học (NXB Đại học Sư phạm)
Sách Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (NXB Đại học Sư phạm)
Học sinh xem thêm và đọc tài liệu tại đây
Sống mãi tinh thần đoàn quân Tây Tiến
Nhân 100 năm Quang Dũng: Đụng một chút vào màn sương giai thoại
Thơ Quang Dũng: Không bài nào vượt qua “Tây Tiến”
THDT – Những người đi tìm hài cốt liệt sĩ
https://www.youtube.com/watch?time_continue=10&v=2T8ix4GpZE0&embeds_widget_referrer=https%3A%2F%2Ftrieunguyenhuyentrang.com%2Fwp-admin%2Fpost.php%3Fpost%3D2651%26action%3Delementor&embeds_euri=https%3A%2F%2Ftrieunguyenhuyentrang.com%2F&embeds_origin=https%3A%2F%2Ftrieunguyenhuyentrang.com&source_ve_path=Mjg2NjQsMjg2NjQsMjM4NTE&feature=emb_title
Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại trong các phần tiếp theo.
Triệu Nguyễn Huyền Trang
——————————————————————————————
Lời nhắn gửi: Cảm ơn bạn đã đọc bài. Nếu thấy nội dung hữu ích, bạn có thể chia sẻ đến nhiều người hơn nữa. Trong trường hợp cần trao đổi và chỉnh sửa, bạn hãy bình luận vài dòng vào khoảng trống dưới đây. Luôn mong chờ phản hồi từ bạn!
Bạn có thể dành thêm 3 giây để chia sẻ bài viết này.
Một bài phân tích rất nhiều cảm xúc ạ, em đã rất xúc động khi đọc đến cuối. Em cảm ơn cô vì đã chia sẻ bài viết này ạa
Tác phẩm em yêu thích nhất trong chương trình học đây ạ <3
Đây là tác phẩm em yêu thích nhất!! Em cảm ơn cô vì đã phân tích bài này ạ