– Chị Trang ơi, làm sao có thể cảm thụ được Văn học thời kháng chiến?
Trước hết, mời các bạn dành 3 phút xem phim ngắn sau đây (mình dựng lại từ nhiều nguồn).
Văn học – lịch sử: cùng chung mạch đập
Khi bình yên, người ta hay quên những đoạn đời trong giông bão. Khi hoà bình, nhiều người e ngại khi nhắc đến lịch sử và chiến tranh. Tôi cũng đã từng như vậy. Nhưng giờ đây, khi chứng kiến cuộc đụng độ giữa Ukraina và Nga, tôi lại nhớ về quá khứ của dân tộc mình. Một đất nước nhỏ bé đã trải qua những trận đánh triền miên trong mấy ngàn năm. Vì sao đất nước vẫn vẹn nguyên, non sông thống nhất nối liền một dải? Vì sao người trẻ hôm nay vẫn tự tin ngẩng cao đầu? Đó là nhờ tinh thần yêu nước, sự kiên cường và bản lĩnh của con người Việt Nam.
Người xưa giữ chắc tay súng bảo vệ biên cương, người trẻ hôm nay giữ chắc ngòi bút để học tập và rèn luyện nhằm phát triển đất nước. Chỉ cần chung lý tưởng, khoảng cách thời gian sẽ chẳng đáng gì.
Nhưng thực tế là…
Văn học đã từng là “vũ khí” trên mặt trận tư tưởng. Văn học đã đồng hành và cổ vũ tinh thần yêu nước của người trẻ Việt trong suốt mấy chục năm khói lửa chiến tranh. Nhưng ngày hôm nay, thanh niên Việt Nam lại mơ hồ về những trang viết ấy.
Chiến tranh lùi xa, quá khứ đã ngủ yên trong trang sách lịch sử cũ mèm và tội nghiệp, thỉnh thoảng lại bị chính người Việt chỉ trích đủ điều. Đường hành quân đầy gian khổ, người đồng đội trung kiên, trận đánh khốc liệt một mất một còn,… nghe thì quen nhưng thật ra rất lạ lẫm. Bởi nó chỉ nằm trong ký ức của những cụ ông cụ bà sắp trở thành “người thiên cổ” mà thôi.
Từ ngày hoà bình lập lại cũng đã nửa thế kỷ trôi qua. Quãng thời gian ấy còn dài gấp đôi gấp 3 số tuổi của thanh niên hiện đại. Vậy thì, làm sao để người trẻ có thể gần gũi với tác phẩm Văn học kháng chiến ngày xưa?
Câu trả lời là…
Thầy cô hãy đưa các em trở lại một lúc với quá khứ hào hùng. Hoặc các em, hãy chủ động tìm về lịch sử và nguồn cội. Chỉ vậy thôi!
Bao nhiêu con người đã ngã xuống để có một Việt Nam toàn vẹn, độc lập, thống nhất; bao nhiêu công lao và tâm huyết đã kết tinh để có một xã hội ổn định, yên bình và sẵn sàng vươn tới tương lai. Chúc cho thế hệ trẻ hôm nay sẽ biết tựa vào quá khứ hào hùng của cha ông và tiếp tục phấn đấu. Bắt đầu từ những việc rất nhỏ mỗi ngày, chẳng hạn như học và viết Văn bằng cả trái tim.
Người trẻ tìm về lịch sử không nhằm mục đích ghi thù hay ôm hận, mà để nhìn nhận và trân trọng những nỗ lực của tổ tiên. Dù không hoàn hảo, nhưng thế hệ đi trước đã luôn cố gắng không ngừng nghỉ!
Cảm thụ văn học kháng chiến chống Mỹ
Nền Văn học Việt Nam sau 1954 có rất nhiều tác phẩm kinh điển nói về công cuộc kháng chiến đầy gian khổ của dân tộc. Để hiểu rõ về bối cảnh lịch sử mời các bạn xem phim ngắn ở đầu bài viết (mình tổng hợp và dựng lại từ nhiều nguồn tư liệu).
Ví dụ về cảm thụ tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”
Khi đã hiểu hơn về bối cảnh lịch sử xoay quanh câu truyện, chắc chắn các bạn sẽ sẵn sàng phân tích và cảm thụ các tác phẩm Văn học thời chiến, đặc biệt là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là một ví dụ.
Nhạc tiền chiến, nhạc đỏ, phim tài liệu cũng là những nguồn nội dung rất đa dạng và mới lạ để các bạn hiểu hơn về lịch sử, tiếp thu tự nhiên tinh thần con người Việt Nam trong các cuộc kháng chiến. Đó là nền tảng để chúng ta có thể yêu và viết tốt về tác phẩm.
Bài hát “Cô gái mở đường”, hồi bé bà nội hay mở. Giờ mình vẫn nghe thường xuyên (ngay cả khi đã lớn).
Bộ phim Ngã ba Đồng Lộc – lần nào xem cũng khóc và bần thần một lúc!
Chúc các bạn học tốt và không quên rằng – chúng mình là người Việt Nam!
Triệu Nguyễn Huyền Trang
——————————————————————————————
Lời nhắn gửi: Cảm ơn bạn đã đọc bài. Nếu thấy nội dung hữu ích, bạn có thể chia sẻ đến nhiều người hơn nữa. Trong trường hợp cần trao đổi và chỉnh sửa, bạn hãy bình luận vài dòng vào khoảng trống dưới đây. Luôn mong chờ phản hồi từ bạn!
Bạn có thể dành thêm 3 giây để chia sẻ bài viết này.
Ước gì c Trang ra podcast về chủ đề này ạ. Em chỉ đọc thôi đã thấy rất thích rồi đấy ạa
Nếu em muốn nghe Podcast về văn học, em có thể theo dõi những podcast của Yên Văn em nhé <3. Link truy cập: https://open.spotify.com/show/2s9yfS9IFbcbbTapObQqwD?si=6be659c95b59468e&nd=1