Tiểu sử thầy Nguyễn Kim Sơn – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo

(784 chữ, 2 phút, 36 giây đọc)

Bên cạnh việc là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, thầy Nguyễn Kim Sơn còn có nhiều thành tựu và đóng góp cho nền Văn học Việt Nam.

Học vấn 

09/1985 – 06/1990: Sinh viên Khoa Ngữ văn (chuyên ngành Hán Nôm) tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội.
04/1991 – 04/1996: Nghiên cứu sinh ngành Ngữ văn (chuyên ngành Văn học Việt Nam) tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội.
06/2007 – 05/2008: Học giả nghiên cứu Tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam tại Học viện Harvard Yenching, Đại học Harvard, Hoa Kỳ.

Quá trình công tác

04/1991 – 10/2009: Giảng viên Khoa Ngữ văn tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (sau là khoa Văn học tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc ĐHQGHN). 
11/2009 – 12/2011: Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.
01/2012 – 06/2016: Phó Giám đốc ĐHQGHN.
06/2016 – nay: Giám đốc ĐHQGHN, Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông (từ 02/2017).
Từ 08/4/2021: Tại kỳ họp 11, Quốc hội khóa XIV, được bầu làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thầy Nguyễn Kim Sơn và phát biểu về việc chấm dứt việc dạy và học theo văn mẫu

Trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 11/11/2021, thầy Nguyễn Kim Sơn khẳng định môn Ngữ văn có vai trò quan trọng trong việc bồi đắp tình cảm, năng lực thẩm mỹ và phẩm chất làm người – định hướng giáo dục Việt Nam là tăng yếu tố dạy người. Đồng thời, môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học cũng được đề cập tới là môn học cần được chú trọng, vì trước khi tăng cường năng lực ngoại ngữ, học sinh Việt Nam cần phải giỏi Tiếng Việt.

 Nguyên văn lời phát biểu của thầy: “Phải ngăn chặn, chấm dứt dạy theo văn mẫu, đặc biệt việc giáo viên đọc cho học sinh chép, soạn văn mẫu rồi cho học sinh đọc thuộc. Việc này rất tai hại, ảnh hưởng đến tính chủ động, sáng tạo, cảm xúc, tình cảm chân thành của học sinh. Do đó, sắp tới, ngành sẽ có hàng loạt biện pháp để điều chỉnh mang tính chuyên môn. Các công việc kiểm tra đánh giá, dạy học, biên soạn học liệu cũng sẽ được triển khai. Chấm dứt văn mẫu cũng là yếu tố chuyên môn để chấm dứt dạy thêm, học thêm”

——————————————————————————————

Lời nhắn gửi: Cảm ơn bạn đã đọc bài. Nếu thấy nội dung hữu ích, bạn có thể chia sẻ đến nhiều người hơn nữa. Trong trường hợp cần trao đổi  chỉnh sửa, bạn hãy bình luận vài dòng vào khoảng trống dưới đây. Luôn mong chờ phản hồi từ bạn! 

Bạn có thể dành thêm 3 giây để chia sẻ bài viết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *